Tìm hiểu tia UV là gì? Hướng dẫn cách tránh tác hại tia UV gây ra
Paltal Haravan
Th 4 06/07/2022
11 phút đọc
Nội dung bài viết
Khi mùa hè đến, tia UV là nỗi sợ lớn nhất đối với tất cả mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy tia UV là gì? Có bao nhiêu loại? Có phải tất cả các tia UV đều có hại cho da không? Để biết câu trả lời thì hãy cùng đọc tiếp bài dưới đây của chúng tôi nhé!
Mục Lục
1. Tia UV là gì?
Tia UV ( tiếng Anh là Ultraviolet), còn được gọi là tia tử ngoại hoặc tia cực tím, là một sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím gốm có thành tử ngoại gần (với bước sóng từ 380nm - 200nm) và tử ngoại xạ hoặc tử ngoại chân không (với bước sóng từ 200nm - 10nm).
2. Có bao nhiêu loại tia UV?
Khi xem xét các tác hại do tia UV gây ra đối với sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím sẽ được chia ra thành các phần sau:
2.1 Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A)
Theo đó, Tác hại của tia UVA chính là khiến da chúng ta bị nhăn nheo. Oxit kẽm và oxit titan có khả năng ngăn chặn tia UVA rất hiệu quả.
2.2 Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B)
Nhóm tia này có thể gây ra cháy nắng và làm giảm khả năng sản xuất collagen cũng như elastin của da.
2.3 Nhóm tia UVC
Tia UVC và một số tia UVB không đến được Trái đất vì chúng bị lọc qua khí quyển. Tia cực tím này có thể làm hỏng axit nucleic trong tế bào, phá hủy DNA có trong cơ thể sống và nhiều những tác hại nghiêm trọng khác nữa. UVC chính là thứ ánh sáng gây ám ảnh đến sự tồn tại và sự sống của con người trên Trái đất. Đây cũng là loại tia gây tổn hại nhiều nhất.
Vì vậy, chúng ta sẽ thường thấy người ta nhắc đến UVA và UVB thường xuyên hơn là UVC.
3. Tác hại của tia UV
Một số tác hại nghiêm trọng do tia UV gây ra có thể kể đến là:
3.1 Gây ung thư da
Tia UV là nguyên nhân phổ biến gây ra ung thư trong môi trường, vì tiếp xúc trong thời gian dài với ánh sáng mặt trời có khả năng gây ra ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy và các khối u ác tính. Theo skincancer.org thì có tới 90% trường hợp ung thư da là do bức xạ của tia cực tím.
3.2 Gây cháy nắng
Cháy nắng là tình trạng bỏng xảy ra khi các tế bào da bị tổn thương, điều này xảy ra khi da hấp thụ năng lượng từ tia UV. Lúc này, lượng máu sẽ chảy vào vùng da bị tổn thương nhiều hơn để chữa lành. Đây cũng chính là lý do vì sao da bạn lại chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.
Lưu ý: bạn không nên chủ quan vì tình trạng này có thể trở thành vết bỏng nghiêm trọng. Thậm chí, tác hại của tia UV còn trở nên đáng sợ hơn khi có thể gây ra những hậu quả lâu dài trên da như nếp nhăn và ung thư da do ảnh hưởng trực tiếp đến DNA của da.
3.3 Suy giảm hệ thống miễn dịch
Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ tia UV có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học tin rằng việc bị cháy nắng có thể dẫn đến thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu trong cơ thể trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Việc lặp lại điều này quá nhiều dưới bức xạ tia cực tím có thể gây hại thêm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
3.4 Gây tổn thương mắt
Tiếp xúc lâu dài với tia UV có thể làm tổn thương các mô và gây "bỏng" trên bề mặt mắt được gọi là bệnh mù tuyết hoặc viêm giác mạc ánh nắng.
Chúng làm tăng nguy cơ tổn thương mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể (có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị), mộng thịt và mộng mỡ mắt.
3.5 Gây lão hóa da
Tia UV có thể làm hỏng collagen và mô liên kết bên dưới bề mặt da, dẫn đến nếp nhăn, đốm nâu và làm mất độ đàn hồi tự nhiên của da.
Sự khác biệt về màu da, nếp nhăn hoặc sắc tố ở mặt dưới và mặt ngoài của cùng một cánh tay cho thấy tác động của ánh nắng mặt trời lên da. Một làn da bị cháy nắng trông có vẻ ổn ở thời điểm hiện tại nhưng làn da sẽ sớm xuất hiện các nếp nhăn, có thể dẫn đến ung thư da.
4. Cách bảo vệ làn da khỏi tia UV
Chúng ta có thể bảo vệ da khỏi những tác hại của tia UV bằng các biện pháp chống nắng an toàn sau:
4.1 Bôi kem chống nắng
Kem chống nắng giúp chúng hạn chế tối đa tác hại của tia UV. Chúng ta phải biết cách chọn kem chống nắng phù hợp dựa trên các tiêu chí: kem chống phổ rộng (tức là chống tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF phải lớn hơn hoặc bằng 30, có khả năng chống thấm nước (hoặc rất chống thấm nước) và dạng kem tuỳ theo nhu cầu sử dụng của mình (dạng kem, dầu, lotion, gel hoặc xịt).
Tuy nhiên, khi sử dụng kem chống nắng, chúng ta cũng cần chú ý:
- Thoa kem trước khi ra khỏi nhà khoảng 30 phút và lặp lại sau mỗi 2 giờ.
- Bôi kem chống nắng vào những vùng da tiếp xúc với ánh nắng với liều lượng 2mg (hoặc ml)/ cm2 da;
- Tránh nuốt kem chống nắng.
- Bạn hãy nhớ rửa tay thật sạch sau khi thoa kem chống nắng.
- Tránh chạm vào vùng da đã thoa kem chống nắng cho đến khi kem khô lại.
- Tuyệt đối không dùng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì lúc này da của trẻ còn rất mỏng và nhạy cảm.
4.2 Trang phục chống nắng
Khi ra nắng, cơ thể bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và chịu tác hại của tia cực tím. Vì vậy, để bảo vệ làn da mỏng manh của mình bạn cần sử dụng mũ, nón rộng vành, quần áo dài tay và kính râm. Khi đi ra nắng, hãy sử dụng các loại vải tối màu dày dặn hoặc các loại có độ bóng. Bởi vì mặc dù quần áo tối màu sẽ khiến bạn cảm thấy nóng hơn vì chúng hấp thụ nhiều tia cực tím hơn. Nhưng cũng chính nhờ đặc tính này mà da của bạn cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi tia UV. Các loại vải bóng giúp phản chiếu lại ánh sáng mặt trời nên cũng sẽ rất hữu ích.
4.3 Chế độ ăn uống
Sử dụng nhiều nước và trái cây là một trong những cách giúp làn da của bạn khoẻ mạnh từ bên trong. Không ăn thức ăn quá ngọt hoặc quá chua. Một số loại rau giàu kali như rau má, rau mồng tơi, rau đay,... hoặc các loại trái cây giàu vitamin như: cam, bưởi, dâu tây, dưa hấu, táo, chuối... cũng rất tốt cho bạn trong những ngày nắng nóng đặc biệt là khi đi biển.
Ngoài ra, để an toàn, hãy giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh tác hại của tia UV. Không nên làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời. Vào mùa hè, nên tránh tắm nắng, phơi nắng tại các hồ bơi và bãi biển.
4.4 Sử dụng chống nắng cơ học
Chống nắng cơ học là phương pháp sử dụng các dụng cụ chống nắng như mũ, vải chống nắng, ô, găng tay, khẩu trang, kính râm để bảo vệ da khi ra ngoài.
Chống nắng bằng việc che chắn mặc dù không gây hại cho sức khỏe nhưng hiệu quả mang lại không cao. Tia UVA có bước sóng dài nên vẫn có thể âm thầm xuyên qua kính ô tô, các loại vải, áo chống nắng, tác động đến lớp hạ bì của da. Do đó, tác hại của tia UV có thể dẫn đến nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da.
Trên đây là những thông tin cần biết về tia UV và cách bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại từ tia UV. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn vào những ngày hè nắng nóng. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích thì hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên nhé!
Kết nối với chúng tôi
PALTAL© 1999-2020. Công ty TNHH Dệt May Nguyên Dung
Địa chỉ:
Văn phòng: 3A Ba Gia, Phường 7, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Xưởng Sản xuất: 4A Tân Thới Nhất 8, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Hồ Chí Minh
Mua Online tại: https://paltal.vn
Zalo: zalo.me/PALTAL
Tổng đài: 1900.63.63.09