Vải cashmere và Những điều bạn cần biết
Paltal Haravan
Th 2 22/08/2022
7 phút đọc
Nội dung bài viết
Bạn có biết, loại vải được tương truyền là loại vải chỉ dành riêng cho giới thượng lưu? Cashmere được xem là một trong những chất liệu xa xỉ, mà không phải ai cũng có thể sở hữu được. Vậy đâu là lý do để loại vải này trở nên đắt giá như vậy? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu tất tần tật về vải cashmere trong bài viết này nhé.
Mục Lục
1. Vải cashmere là gì?
Cashmere là loại vải len cao cấp, loại vải này thường được các gia đình giàu có sử dụng. Từ nhiều thập kỷ trước, đây được xem là biểu tượng của giới thượng lưu. Loại vải này là loại vải cao cấp không chỉ là về vẻ đẹp mà nó mang lại, mà còn là sự chất lượng trong từng sợi vải.
Là một loại vải có kiểu dáng sang trọng, chất liệu sợi vải chịu được độ bền cao, không dễ hư tổn như các loại vải thường khác. Ngoài ra chất liệu Cashmere được sản xuất bởi thành phần chính là các sợi lông mềm, mịn và thượng hạng, tạo cảm giác mát mẻ cho người mặt vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Đồng thời việc khiến cho loại vải này trở nên đặt giá chính là số lượng, độ khan hiếm của loại vải này. Vải Cashmere được sản xuất từ lông của con dê tên Cashmere bắt nguồn từ Ấn Độ. Những con dê này đa số ở những nơi lạnh như trên dãy Himalaya.
2. Một số loại vải cashmere có trên thị trường hiện nay
Giống như với nhiều loại vải khác Cashmere cũng được phân ra thành nhiều phân khúc, cũng như loại. Hiện nay có một số loại vải Cashmere phổ biến gồm:
- Loại 1: Đây là loại vải có chất lượng cao nhất trong 3 loại. Giá thành của loại vải này khá cao, được liên kết từ các sợi Cashmere mỏng và dài, tạo ra những đường liên kết đẹp. Đường kính sợi lông chỉ từ 14 micron và chiều dài khoảng 36mm. Tùy mòng nhưng độ bền của loại vải này là cực kì cao.
- Loại 2: Tiếp theo đó chỉnh loại cashmere được làm từ những sợi lông dày hơn, với đường kính khoảng 19 micron, giá thành thường sẽ thấp hơn loại A một ít.
- Loại 3: Đây được xem là loại vải có giá thành thấp nhất trong 3 loại, nhưng vẫn nằm trong phân khúc khá cao cho giới nhà giàu. Ở loại này đường kính của vải khoảng từ 30 micron.
3. Ưu, nhược điểm của vải Cashmere
Tuy đây là một trong những loại vải cao cấp nhưng nó vẫn có những ưu và nhược điểm khác nhau.
3.1 Ưu điểm của vải cashmere
Vải cashmere được hình thành từ những sợi len siêu nhẹ, nhưng mang lại độ bền khá cao. Loại vải này khi mặc lên người hoàn toàn không có cảm giác khó chịu hay bí bách, mà ngược lại còn mang đến sự mát mẻ, thoải mái cho người mặc.
Là loại vải được lấy từ lông của những con dê nên có độ giữ nhiệt vô cùng cao, phù hợp khi mặc cả mùa đông lẫn mùa hè. Cashmere cò giúp người mặc thấm hút mồ hôi, không gây ra sự nặng nề.
Sở hữu sự sang trong và tinh tế với những đường nét đen tỉ mỉ, vừa đơn giản vừa tinh tế. Sự mịn màng từ sợi vải tạo cảm giác thư giãn cho người mặc, tôn lên sự quý phải và đẳng cấp.
3.2 Nhược điểm của loại vải này
Giá thành cao chính là một trong những nhược điểm chính của loại vải này. Với giá cả vô cùng đắt đỏ, không phải ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận được.
Độ co giãn kém, bởi loại vải này được làm từ những sợi lông cứu nên độ co giãn của nó là không cao, thuộc mực trung bình. Vì vậy khi sử dụng vải Cashmere người mặc cần phải biết bảo bản nó đúng cách, tránh các tính trạng như: giãn vải, biến dạng vải,...
Vì được làm từ chất liệu lông cứu nên loại vải này hút nước rất nhanh. Nên việc vệ sinh loại vải này rất khó, cần phải có kỹ năng. Việc thấm hút nước nhanh làm cho vải nặng gấp nhiều lần so với bình thượng.
Tips bảo quản vải Cashmere mà bạn cần biết
Để giữ được loại vải này lâu dài người dùng cần phải có các biện pháp bảo quản vải tốt. Một số phương pháp bảo quản vải như:
3.3 Cách giặt ủi vải cashmere
- Nếu bạn giặc bằng máy, thì chỉ nên giặt ở chế độ nhẹ nhàng thay vì chế độ bình thường.
- Không giặt vải với nước nóng, không sử dụng chế độ vắt vải quá mạnh.
- Nếu giặc bằng tay bạn nên giặt nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh lên bề mặt vải. Không sử dụng các loại hoá chất có độ tẩy mạnh vì dễ làm mất màu vải.
- Khi giặt khô nên ủi vải ở mức độ nóng vừa phải, không chỉ chế độ cao.
3.4 Bảo quản vải
- Sau khi phơi xong bạn nên gấp quần áo được làm từ vải Cashmere gọn gàng, phẳng phiu, tránh làm nhăn vải.
- Không nên dùng móc treo đồ để phơi, vì điều này sẽ làm vải giãn.
- Nên bảo quản vải trong tủ quần áo, những nơi không có côn trùng, gián, chuột,...
4. Giá thành vải cashmere
Là một loại vải cao cấp chỉ dành cho giới có tiền nên giá thành của loại vải này không hề thấp. Với mức giá giao động từ 1.5 triệu cho đến 4.5 triệu/ 1 mét. Hiện nay loại vải này được rất ưa chuộng trong giới thượng lưu.
Vải Cashmere có độ bền khá cao nếu bảo quản tốt có thể kéo dài tuổi thọ vải từ 6 đến 8 năm mà không làm biến dạng vải.
Nếu bạn thấy bài viết về vải Cashmere này thú vị và đã cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích khác.