Vải Thổ cẩm - nguồn gốc và ưu nhược điểm thổ cẩm
Marketing PALTAL
Th 2 17/10/2022
9 phút đọc
Nội dung bài viết
Vải thổ cẩm đã không còn quá xa lạ trong đời sống sinh hoạt của mỗi chúng ta. Nó được biết đến như biểu tượng của một số vùng dân tộc thiểu số. Vải thường được dệt thủ công với nhiều hoa văn độc đáo. Quần áo được làm từ thổ cẩm mặc rất thoải mái và đang trở thành xu hướng hiện nay. Vậy thổ cẩm là gì? Nó được dệt như thế nào? Ưu nhược điểm là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung tại bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về loại vải này nhé!
1. Vải thổ cẩm là gì?
Vải có nguồn gốc từ những loại thực vật tự nhiên như cây gai, bông và lanh. Vải thổ cẩm được dệt 100% từ thủ công. Điểm độc đáo nhất của loại vải này chắc chắn là những hoa văn tinh xảo trên bề mặt vải.
Những hoa văn trông thật đẹp mắt và hấp dẫn, như thể chúng được thêu bằng tay. Nhưng thực chất quy trình dệt vải thổ cẩm đều được thực hiện trên các khung cửi.
Thổ cẩm là một nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi khu vực khác nhau sẽ có một loại hoa văn khác nhau. Thổ cẩm cũng là một trong những loại vải truyền thống có ý nghĩa rất lớn đối với người dân Tây Nguyên. Chúng thường được sử dụng để làm quần áo hoặc đồ phụ kiện,...
Ngày nay, vải thổ cẩm đã trở nên phổ biến hơn. Cũng có những tấm vải thổ cẩm được dệt bằng máy nhưng vẫn không thể làm mất đi được nét độc đáo của những tấm thổ cẩm truyền thống dân tộc.
1.1. Thổ cẩm trong tiếng anh
Trong tiếng anh, vải thổ cẩm là brocade. Bạn có thể search từ khóa này để biết các loại vải truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta đã phổ biến như thế nào trên toàn thế giới.
1.2. Thổ cẩm trong tiếng trung
Trong tiếng Trung, thổ cẩm là 锦缎. Nếu bạn muốn mua các tấm vải thổ cẩm từ những nhà sản xuất Trung Quốc thì bạn có thể sử dụng từ khóa này để tìm kiếm.
2. Nguồn gốc và xuất xứ của thổ cẩm
Điểm đặc trưng của vải thổ cẩm chính là sự đa dạng màu sắc cùng những hoạ tiết độc đáo. Nhất là khi màu của vải thổ cẩm không phải là phẩm màu hóa học mà hoàn toàn đến từ tự nhiên. Để có được màu sắc như vậy, cần phải tìm những loại cây hoặc hoa tương ứng. Ví dụ:
- Màu đỏ: Sử dụng vỏ cây Krung giã nát, sau đó nấu lấy nước là có màu đỏ để nhuộm vải.
- Màu vàng: Thường được dùng từ nghệ.
- Màu đen: Ngâm lá chùm bầu với bùn non một thời gian, bạn sẽ có được một màu đen ưng ý.
- Màu nâu hoặc đỏ sẫm: Lấy từ vỏ của các loại thân cây.
- Màu xanh: Lấy vỏ ốc suối nấu khô và ngâm vào vôi rồi tiếp tục ngâm cùng lá chàm để được màu xanh.
- Màu nâu đỏ: Dùng vỏ cây sủi để ngâm với nước dấm. Đun sôi hỗn hợp và để 3 giờ cho nguội. Khi nhuộm và ngâm sợi cần cho thêm phèn để tạo ra màu nâu đỏ.
Một số dân tộc ở nước ta có văn hóa dùng vải thổ cẩm như: Khmer, H'mông, Dao, Bana, Thái ...
3. Quy trình sản xuất thổ cẩm
Tùy theo từng dân tộc, từng vùng miền mà cách may vải thổ cẩm cũng sẽ khác nhau nhưng nhìn chung sẽ gồm các bước sau:
3.1. Sơ chế sợi bông
- Trước tiên bạn phải trồng được cây bông, sau khi cây ra hoa thì thu hoạch lấy bông.
- Bước tiếp theo là cán bông. Sau khi phơi khô, bạn hãy tiếp tục sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng để bật chúng ra. Điều này sẽ làm cho sợi bông mảnh, tơi và trắng hơn.
3.2. Kéo sợi
- Vò con cúi: Nghe thì có vẻ lại nhưng đây lại là một bước quan trọng không thể bỏ qua khi dệt bông. Những người thợ thủ công sẽ sử dụng que nhỏ hoặc đũa tre dài khoảng 40 cm. Họ lấy một ít sợi bông và dùng que tre này quấn lên, sao cho sợi bông quấn chặt lấy que cho đến khi kích thước bằng ngón chân cái thì gọi là một con cúi.
- Kéo sợi: Sợi vải sẽ được kéo từ những cúi. Họ sẽ vừa kéo và vừa cuộn sợi thành ống chỉ đến khi chiều dài khoảng 15cm thì sẽ dừng lại.
3.3. Xử lý sợi vải
- Ngâm cháo vải: Sau khi kéo sợi, bạn tiếp tục ngâm vào nước cháo. Thông thường sợi được chia thành 2 phần. Một phần được nhuộm trước khi dệt và phần khác sẽ được nhuộm rồi dệt.
- Nhuộm chỉ: Với những sợi chỉ được dùng để dệt hoạ tiết thì sẽ được tách riêng để đem đi nhuộm màu.
3.4. Mắc khung cửi
- Mắc vải: Ở công đoạn này, những người thợ lành nghề và đã có kinh nghiệm sẽ phụ trách. Việc mắc vải cần nhiều người mới có thể hoàn thành. Một người sẽ giăng vải và những người khác sẽ đánh vải bằng chiếc lược to. Điều này giúp vải không bị rối.
- Lên khung cửi: Sau khi mắc vải xong tiếp theo sẽ là đan co, sỏ khổ, hay còn được gọi là quy trình gài hoa. Tùy thuộc vào loại vải gấm có sẵn mà sau khi dệt, vải của bạn sẽ có hoa văn.
3.5. Thành phẩm
- Dệt vải: Khi dệt cần nhớ từng ống chỉ để dệt chính xác mẫu. Nếu dệt sai thì phải gỡ ra và dệt lại ngay.
- Nhuộm vải: Sau khi dệt xong công đoạn cuối cùng là nhuộm vải. Thường vải thổ cẩm được nhuộm màu đen, nâu hoặc xanh than, đỏ.
4. Ưu - nhược điểm của vải
4.1. Ưu điểm
- Được làm hoàn toàn từ tự nhiên nên vải có sự mềm mại, thấm hút tốt và rất thoáng mát. Khi mặc sẽ thấy thoải mái và mát mẻ.
- Đa dạng hoạ tiết và màu sắc cho bạn lựa chọn.
- An toàn cho da.
- Thân thiện với môi trường.
4.2. Nhược điểm
- Khó bảo quản và cần chú ý nhiều khi giặt giũ.
- Dễ rách, bục nếu vò mạnh.
- Dễ phai màu.
5. Ứng dụng của vải thổ cẩm
5.1. Trong ngành may mặc
Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của vải thổ cẩm vì nó là một trong những chất liệu chính để may trang phục truyền thống cho những người dân tộc.
Quần áo làm từ vải thổ cẩm hoặc có họa tiết thổ cẩm đều được nhiều người yêu thích vì sự độc đáo và hấp dẫn. Ngoài ra, chất liệu vải cũng tạo được sự thoải mái khi mặc với độ thấm hút mồ hôi tốt vì chủ yếu vải được dệt từ những loại cây và sợi tự nhiên. Đi kèm với đó là khả năng thân thiện với làn da nên ngày càng được nhiều người lựa chọn để may trang phục.
5.2. Trong thiết kế nội thất
Ngoài những trang phục như váy vóc thì vải thổ cẩm cũng được sử dụng nhiều trong thiết kế và trang trí nội thất. Khăn trải bàn, vỏ bọc ghế sofa hoặc các loại ghế khác,... đều được tô điểm thêm bằng hoạ tiết thổ cẩm.
5.3. Dùng làm chăn
Nhiều người yêu thích việc sử dụng chăn được làm từ vải thổ cẩm. Nhưng vì vải thổ cẩm có xu hướng nhiều màu sắc nên chỉ một phần nhỏ được sử dụng làm điểm nhấn trang trí. Chứ có khá ít người sử dụng cả tấm chăn bằng vải thổ cẩm vì trông nó sẽ rất loè loẹt và rối mắt.
5.4. Làm phụ kiện
Cuối cùng, phụ kiện làm bằng vải thổ cẩm là một trong những item được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Từ khăn quàng cổ, túi xách hay những chiếc ví nhỏ nhắn nhưng xinh xắn. Mỗi món đều chứa đựng một ý nghĩa khác nhau.
Các mặt hàng thổ cẩm thường là đồ lưu niệm được mua trong các chuyến du lịch ở vùng dân tộc hay miền núi. Bởi lẽ, ngoài việc là vật dụng hay phụ kiện thì những đồ vật này còn mang ý nghĩa tinh thần như vật kỷ niệm, lưu niệm,...
Trên đây là những thông tin hay về vải thổ cẩm. Hy vọng chúng có ích với bạn. Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về những loại vải khác trong may mặc thì hãy theo dõi website của chúng tôi thường để cập nhật tin tức nhé!